Chúc mừng ngày 20 tháng 10

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

chuc-mung-20-10

Thêm

Nhớ WC thời bao cấp – phần 2

Chuyện WC Cơ Điện
Các bố toàn kể chuyện đâu đâu, tôi xin nhắc lại chuyện WC Cơ Điện nhà ta.
Trước khi có nhà ba tầng A1, A2, A3, WC Cơ Điện thế nào không rõ, nhưng khi K10 vào, nhập trường, K10M được nhà trường cho nguyên nhà A3 mới xây dựng, còn thơm nức mùi vôi vữa .
Nhà mới xây, tất nhiên phải đảm bảo tiêu chuẩn ISO, có nghĩa là trên từng tầng cao, ở hai đầu hồi nhà đều bố trí phòng tắm rửa và hố xí tự hoại đàng hoàng, nhưng không có cửa .
Xong, khi thiết kế ký túc xá, các bố xây dựng, kiến trúc học hành kiểu gì không biết, ngồi trên mây nên thiết kế phòng tắm, vệ sinh nhưng lại không tính đến nguồn cung cấp nước xả …(Hồi đấy chẳng có chuyện tiếu lâm là khi thiết kế nhà ở cho SV, KTS không làm WC, thẩm định dự án hỏi tại sao, thiết kế trả lời: Bọn SV có gì để ăn đâu và phải lo chỗ ị).
Khi mới bố trí chỗ ở cho SV, nhà trường cũng chỉ bố trí đủ người cho các phòng, mỗi phòng 10 người, còn hai đầu hồi phòng tắm và vệ sinh.
Vậy là mấy ngày đầu, lũ SV mới chẳng biết phải tìm đầu ra ở đâu, lính mới chưa dám ra đồi làm quận công, bèn hai ba thẳng cử nhau, một thằng canh ngoài cửa, một thằng vào trong phóng uế…, và do không có nước xả nên điều tất nhiên xảy ra là thối inh cả ba tầng nhà, Ban quản lý ký túc xá bèn ra lệnh cấm và tìm cách đóng cửa ngăn không cho ai vào …
Chẳng biết ai đầu têu, nhưng mấy bố cán bộ lớp khôn hơn đàn em, nên chịu khó ra làm vệ sinh và biến các phòng tắm, vệ sinh thành buồng ăn ở, ngủ của cán bộ…thành ra hai tiêu chuẩn: đại táo thì ở phòng to 10 chú một phòng, tiểu táo thì ra phòng xép hai ba ông cán bộ một phòng …oai hơn cóc .
Phía dưới sân, bên cạnh sân bóng, nhà trường cũng xây một nhà dãy vệ sinh, cũng chia hai phần bên nam, bên nữ đàng hoàng. Xong chắc chắn chẳng chị em nào dám mò vào khu này (cũng chẳng hiểu chị em đi đâu giải quyết nỗi buồn). Còn cả hai bên nam, nữ chắc chỉ do cánh con trai độc chiếm, nhưng cũng do chẳng có nước xả (nước tắm ra giếng còn phải vét từng gầu nữa là), nên chẳng mấy chốc, dãy nhà vệ sinh không ai dám vào sử dụng, chỉ có bác nào giữa ban ngày bức bách quá, không chịu được thì phải chui vào thôi, còn lại quân Cơ Điện tạo ra nét văn hóa mới là tối tối, kéo nhau ra đồi làm quận công .
Mới đầu, đồi còn sạnh, quân ta ra đồi còn sung sướng, tự xưng là quận công, nhưng sau, mật độ bom mìn rải dầy quá, đi không cẩn thận là dẫm mìn ngay, không ít thằng, buổi tối đang học mò xuống đi lên đồi, khi lên phòng bị cả phòng bịt mũi đuổi xuống giếng tắm rửa .
Lúc đầu ngồi còn ngại ngùng, tìm chỗ xa xa, ít người đi lại, sau để an toàn, quân ta ngồi ngay vệ đường cho chắc, có khi ngồi xuống rồi, nhìn sang bên cạnh thấy lố nhố mấy thằng khác. Lại có lần, ngồi xuống rồi, lại thấy có đôi anh chị đang ôm nhau ngồi bên cạnh (tối quá, chẳng nhận ra ai với ai), cũng tắc lưỡi, mày sướng kiểu mày, ông sướng kiểu ông, kệ mày, thằng nào làm việc thằng ấy .
Mỗi sáng, lên lớp học, ngồi trên hội trường tầng 3 nhà A3, nhìn ra mấy quả đồi phía T Ba Nhất, thấy trắng xóa “truyền đơn” quân ta rải tối hôm trước .
Có lần, đoàn CHDC Đức đến thăm trường, cả khóa 10 được lệnh cầm que xiên, lên đồi xiên giấy đốt cho trông sạch mắt .
Ấy mà hồi đầu, khi nhà A4 chưa xây xong, và sân trước nhà A3 còn ngồn ngang các tấm bê tông, sáng ra cũng thấy mấy bãi mìn ai rải tối hôm trước…
Rồi có khi, buổi tối trèo thang sắt lên nóc nhà chơi, gặp lúc mát trời, hứng lên, cũng làm đại một bãi trên nóc nhà, rồi nó muốn trôi đi đâu cũng kệ nó…
Đấy là đại tiện, còn tiểu tiện thì thôi rồi, đâu cũng được, gặp hôm trời mưa thì ra cửa sổ phun ra phía sau nhà, hoặc ra ban công phía trước phun thẳng xuống, còn hôm nào trời nắng ráo thì đành chịu khó chạy ba tầng gác xuống góc tường, gốc cây đủ các kiểu .
Pakon nào có phong cách WC riêng trên Cơ Điện xin mời thổ lộ cho anh em hồi tưởng một thời .

 

 

Nhớ thời bao cấp

Wuyliam Cường thi bao cp

Nói đến nhà vệ sinh thời bao cấp nghĩa là nói đến cái nhà WC công cộng ở các đô thị hay khu tập thể cơ quan, trường học, xí nghiệp… Cả dãy nhà, thậm chí vài dãy nhà mới có một khu toilet chừng 4 – 5 ô, “nội thất” gồm 2 viên gạch  đặt chụm đầu nhau chỗ cái lỗ tròn, có khi thêm cái xô đựng tro hoặc đất. Nhiều nơi, không biết để tiết kiệm diện tích hay gia tăng tình đoàn kết, người ta làm chuồng xí đôi, hai người chồm hổm ngồi đối diện nhau, có thể vừa “trút bầu tâm sự” vừa rôm rả bình luận chuyện quốc tế.

Để phục vụ công tác vệ sinh, trong mỗi khu nhà xí tập thể đều có một bể hay thùng chứa nước, dù không phải lúc nào cũng có nước (đến nước ăn, nước rửa rau nhiều khi còn phải chờ dài cổ nữa là…). Thế nên hồi đó, chẳng cần phải bảng biển chỉ dẫn như bây giờ, nhưng kể cả khách lạ mới đến lần đầu khi cần cũng biết ngay toilet nằm đâu nhờ cái sự “gửi hương cho gió”.

Mà dù cho bể đầy nước cũng chưa chắc có người dùng. Ở cái chỗ công cộng này, người ta thường nghe tiếng ai đó mới bước vào chửi kẻ đến trước mình là vô ý thức, xong việc không chịu dội nước, làm cho họ phải giải quyết hậu quả thay. Rồi đến lượt người vào kế tiếp lại chửi cũng vì cái chuyện ấy.  Có lẽ người ta nghĩ, mình “xử lý’ hộ thằng khác thì thằng khác cũng phải “xử lý” của mình, thế mới công bằng.

Kinh khủng nhất là những ngày trời nắng nóng, khu toilet công cộng ngập trong thứ mùi “khó tả” cùng tiếng vo ve bất tận của lũ ruồi. Anh Trần Trung, 39 tuổi, sống ở quận Đống Đa, Hà Nội, miêu tả: “Ngồi trong ấy là cứ phải rung lắc, đung đưa thân hình liên tục để bọn tàu bay Mỹ ấy (chỉ lũ ruồi) không đáp được lên người. Lại còn gián con bò lổm ngổm, con bay xè xè sẵn sang lao vào mặt mình nữa chứ. Trời thì nóng, ngồi mấy phút là mồ hôi đầm đìa chả khác gì tắm hơi, toàn thân ướp hương”.

Những hôm trời mưa ngập mới lại càng rùng rợn. Thôi thì thứ gì nổi được cứ nổi, cái gì dập dềnh cứ dập dềnh. Thế nhưng cái sự tiêu hóa nó không ngừng lại được, người ta vẫn phải nhón chân bì bõm đi ra…

Có lẽ câu ví “tình yêu như cái nhà xí, kẻ ở trong muốn ra, người ở ngoài muốn vào” nảy sinh ra trong cái thời này chăng? Dù có kinh sợ đến mấy, cứ sáng sáng, tối tối, trước cửa nhà vệ sinh công cộng luôn có cả hàng dài chờ đợi. “Tôi toàn được bố phân công dẫn thằng em ra xí phần cho cả nhà, vừa bịt mũi vừa xếp hàng chờ, không dám bỏ ra xa vì sợ nhỡ có đứa nào tranh phần vào trước mất”, anh Trung nói.

  

Mt khu v sinh tp th Hà Ni. nh: VNN.

Anh kể tiếp: “Khu WC nhà tôi hồi đó có 4 ‘chuồng’, ‘chuồng’ cuối cùng toàn bị tắc, chẳng ai dám dùng, nhưng nhiều khi đau bụng cuống quá cũng đành đâm bổ vào đó. Rùng cả mình. Thế mà trong khu tập thể vẫn có một ông kỳ tài, ngồi trong ấy đọc báo bao lâu cũng được. Chả là hồi đó, người ta toàn sử dụng sách vở và báo cũ cho cái việc vệ sinh, nếu tiết kiệm thì còn cắt ra thành những mảnh vuông nhỏ nữa. Trước khi vò cho nó mềm ra và tăng ma sát, hầu như ai cũng tranh thủ đọc. Có điều cái ông kia, đọc hết những tờ mình cầm đi, nếu thấy trên tường có mảnh sách báo nào người ta còn thừa giắt lại là cũng phải cố đọc bằng hết mới chịu ra, nhiều khi để người ta chờ lâu, mắng ầm cả lên”.

Còn ông Phái, công nhân về hưu, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, nhớ lại: “Kể ra cũng buồn cười, cả khu tập thể hôm nào cũng gặp nhau đủ mặt ở nhà vệ sinh công cộng, mãi nên cũng chả ngượng ngùng gì nữa. Trong lúc chờ đợi, mọi người hỏi thăm nhau, thông báo tin tức, rồi ‘chém gió’ vui vẻ ra trò, khi có một chỗ trống, có vài người lịch sự ‘mời bác đi trước’, ‘không bác đi trước đi’, hoặc ‘bác thông cảm cho em vượt tí nhé, bí quá’…”

“Hồi đó toilet thường chả phân khu nam khu nữ gì sất, cứ có chỗ trống là xông vào thôi. Nhưng nhà vệ sinh chỗ tôi có phân ra các khu dành cho nam và nữ đàng hoàng. Có điều phần bên nam thường rất bẩn do các anh đã lười lại còn hay bừa bãi. Vì thế, nhiều anh toàn nhân lúc vắng đi trộm bên khu nữ cho nó sạch”.

Chuyn v nhng cánh ca

“Hồi đầu thì nhà vệ sinh khu tập thể tôi ở hình như cũng có cửa, nghe bảo sau cửa nó mục nát rồi gãy rời đi. Làm đơn mãi mà xí nghiệp không cho lắp lại, nhưng cái chuyện kia thì không ngừng nổi một ngày, nên không có cửa thì vẫn phải vào”, bà Vân, 52 tuổi, sống ở Nam Định, kể. “Thế là ai đi vệ sinh cũng mang theo tờ báo thật to, vừa để đọc vừa che kín cả người. Lâu dần cũng thành quen, chỉ còn chị em che bằng báo, còn đàn ông với trẻ con thì mặc kệ”.

“Căng thẳng nhất là ban đêm. Những hôm mất điện hay bóng đèn khu vệ sinh hỏng thì khỏi bàn, nhưng cả khi có đèn thì cũng không đủ sáng cho cả 4 – 5 buồng được. Thế là ngồi trong ấy mà lo nơm nớp, hễ nghe tiếng bước chân tới gần là phải đằng hắng một tiếng, ra ý có tôi trong này, hoặc cố ý vò giấy thật to. Chết cười, có người còn giả vờ hát khe khẽ nữa. Mãi về sau này thấy nhiều người vẫn gọi đi vệ sinh là đi hát, không biết có phải bắt nguồn từ cái chuyện này không”.

Còn nhà vệ sinh của khu nhà ông Long (Cầu Giấy, Hà Nội) từng sống vẫn có cửa, nhưng sau nhiều năm chịu ẩm ướt, phần bên dưới, nơi vẫn bị nước dội vào, bị mủn rồi rụng dần, tạo thành một lỗ hổng toang hoác, đủ thấy hết “phần nhạy cảm” của người ngồi trong. Thành thử ai cũng lo che che, đậy đậy mỗi chỗ ấy. Những lỗ hổng đó cũng là “gợi ý” cho bọn trẻ nhỏ tinh nghịch, lũ nhóc mới lớn tò mò và những gã đàn ông thèm thuồng bệnh hoạn tập thói quen rình mò, nhìn trộm chị em. Trẻ con nghịch thì hay rủ nhau cùng đi, cùng chỉ trỏ, cùng khúc khích rồi cùng ù té chạy, người lớn làm chuyện xấu thì âm thầm, lén lút một mình…

Mà không phải chỉ có những nhà vệ sinh thiếu cửa hay cửa hỏng mới có cái tệ nhìn trộm này. Hình như đây là thứ “tác dụng phụ” phổ biến ở những nơi mà người ta phải dùng hố xí công cộng, trong cái thời mà  thông tin về giới tính – sức khỏe sinh sản quá ít ỏi, bản năng tình dục bị cấm đoán và kìm nén. Trong khi đó, ở nhiều nơi, khu vệ sinh lại được bố trí khá tách biệt, thường là góc xa vắng nhất của khu đất, để đến được đó phải đi qua bao nhiêu vườn rau, bụi cây, thật tiện cho việc  rình mò và chạy trốn.

“Tôi còn nhớ hồi đó cô Hoa nhà bên cạnh mỗi lần đi vệ sinh toàn nịnh tôi đi cùng, dù tôi không có nhu cầu”, chị Loan, 36 tuổi, kể. “Cô ấy dặn tôi đứng ngoài canh, để ý xem có đứa nào rình mò không, nếu có thì kêu lên cho cô biết. Vì cái công lao đó, thỉnh thoảng cô cho tôi vài hào, hoặc cái kẹo. Hình như cô sợ vì đã mấy lần bị nhìn trộm rồi. Trong những lần chờ  cô như vậy, đa phần là tôi thơ thẩn bắt châu chấu giết thời gian, nhưng cũng đã đôi lần thấy mấy gã thanh niên lấm lét khả nghi. Tôi hét lên cô Hoa ơi có người đấy, thế là mấy kẻ kia chạy mất”.

Lại nói chuyện cái cánh cửa nhà vệ sinh công cộng, ở khu tập thể nhà anh Phấn, 47 tuổi, Thanh Hóa, thường xuyên xảy ra chuyện chơi ác nhau. Chẳng là mỗi cánh cửa ấy đều có cả móc cài ở bên trong lẫn bên ngoài. Móc trong là để bảo vệ người phía trong, móc ngoài là để khi “xong việc” bước ra thì cài lại cho đảm bảo vệ sinh và… thẩm mỹ. Bọn trẻ con nghịch ngợm nhiều lúc chẳng nghĩ ra chuyện gì để chơi, bèn mò đến nhà vệ sinh, thấy buồng nào có người là cài móc bên ngoài lại, báo hại nạn nhân phải đợi người bên cạnh “hoàn tất công việc” để nhờ giải thoát.

Anh Phấn kể: “Có lần, chúng nó nhốt một lúc 5 người trong nhà xí. Lúc đầu vì ngượng nên không ai lên tiếng, cứ nghe ngóng xem nếu có tiếng người hay tiếng bước chân gần đó mới gọi. Không ngờ chờ mãi chẳng thấy ai, một cô gái lo quá kêu toáng lên, người các buồng lên cạnh mới liên tiếng, lúc đó ai nấy mới biết nãy giờ mình không phải chịu nạn một mình. Thế là họ cùng chửi cái đứa chơi ác rồi hợp lực kêu ầm lên, một lúc mới có người tới cứu. Bị nhốt trong cái toilet tập thể thơm tho của thời đó có lẽ là một kỷ niệm đến chết không quên”.

(Sưu tầm)

Chuyện chọn ngành học

Tôi nhớ ngày mới vào trường, có hai khoa MÁY và ĐIỆN – BGH nhà trường như mọi năm, giao thày Phồn nói chuyện với các em sinh viên vừa vào còn bỡ ngỡ.

Thày nói chuyện với sinh viên Khoa Điện trước, chúng tôi rảnh nên cũng rủ nhau đi nghe cho vui. Hội trường đông ngẹt, vòng trong vòng ngoài. Thày nói về điện, từ lí luận của Chủ nghĩa Mac là Chính quyền công nông cộng với Điện khí hóa là Chủ nghĩa Cộng sản, Điện làm cho năng suất lao động tăng lên không ngừng, trong cuộc sống cái gì cũng phải cần tới điện, từ nhà máy đến nông trường xa xôi, từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng cần điện. Bác sỹ hay kĩ sư, ngay đến các cháu thiếu nhi hàng ngày cũng phải cần dùng một ti điện. Không có điện là chết, là tự diệt vong. Điện soi sáng cuộc đời. đến giấc mơ cũng cần phải có điện! Nghe  mê hồn bọn sinh viên Khoa điện hét lên sung sướng. Chúng nó hôm sau đi xuống nhà ăn khệnh khạng lắm.- mặt cứ vênh lên – bố mày đây là sinh viên Khoa điện đấy!

Trên đời chỉ có học điện là nhất, là nhất! Bọn tôi buồn bã bảo nhau tìm cách chuyển sang khoa điện.   Thêm

Chuyện kể hồi sinh viên

choợ quê 2

Hồi còn học đại học, sinh viên đói là chuyện thường ngày ở trường, để cải thiện, phần lớn SV nhà ta phải về nhà mang mỳ sợi lên để nấu ăn thêm .

Cũng là vì mang tiếng SV, nên trong túi có tiền là điều vô cùng hiếm.

Mỳ nấu hồi ấy, gọi là nấu cho oai, thực chất chỉ là nồi mỳ sợi luộc, để thêm chất thì kiếm thêm một ít hành, một hai quả cà chua, ít muối, khi nào sang lắm thì có thêm tý mỳ chính (còn thịt, mỡ thì quên đi). Thêm

Chuyện của Bình tầu

Biình tầu LL Binh tầu 1

Binh tầu 2

Kể chuyện K10 Cơ Điện

Năm tới 2014, hội học cùng khóa Đại học Cơ Điện với Hùng vàng sẽ tổ chức Ngày hội kỷ niệm 40 năm nhập trường, 35 năm ra trường với quy mô khá lớn .

Biình tầu - bìa 1

Thêm

Phiên phiến tuổi già – phần thêm

Hội bạn học K10 Cơ Điện của Hùng vàng có một số anh, chị đã nghỉ hưu, có tâm sự về ngày nghỉ hưu. Nhiều bạn tham gia diễn đàn này.

Trong số này có bạn Tuyết Mai, học lớp 10D Lý Thường Kiệt, cùng khóa, cùng trường với chúng ta, bạn có đưa ra triết ký cuộc sống mà bạn ấy rất tâm đặc, Hùng vàng xin phép bạn Tuyết Mai, đưa lên Blog lớp ta, coi như tâm sự của bạn đồng trang lứa.

Thêm

Phiên phiến tuổi già

Phiên phiến tuổi già (đây mới là phần đầu tiên)

Bạn tôi, có ông tự xưng là Hai Hô. Bởi răng ông hô. Ông rất thích thú với danh xưng nầy. Ông thường nói rằng, ngày xưa còn trẻ, hăng tiết vịt, ai nói gì, đúng hay sai, cũng tìm lời cãi lại . Bây giờ già rồi, nghe ai nói gì cũng thấy xuôi tai, đúng hết….

923374_517993818258653_889595616_n

Bởi già rồi, có nhiều kinh nghiệm, thấy được đúng, sai, có nhiều mặt khác nhau. Thêm

Phiên phiến tuổi già

  (tiếp theo và hết)

Ông Hai Hô tập thể dục đều đặn. Ông nói không ai chối bỏ được ích lợi của thể dục, dù già dù trẻ. Không bao giờ trễ để bắt đầu tập thể dục. Không thể dục, thì tấm thân nhão nhẹt ra, rất dễ làm mồi cho bệnh hoạn. Đi bộ trong tuổi già là tốt nhất. Còn khoẻ, thì đi nhanh, yếu thì đi chậm hơn, yếu hơn nữa, thì chống gậy mà đi. Có vận động là tốt. Đi bộ, xương đỡ rỗng, đỡ gãy tay chân khi vấp té. Đi bộ cũng làm cho mặt mày trẻ ra, lưng đỡ còng, thân thể đỡ đau đớn, mệt mỏi. Đi bộ cũng vui, nhất là đi với vợ, với chồng, nói đủ thứ chuyện vui buồn. Nhưng khi bà vợ bắt đầu cằn nhằn vì những chuyện không đâu, thì phải giả vờ chạy, để bà lại phiá sau, cho bà nói với cột đèn, cằn nhằn với cây cỏ. Không có vợ đi cùng, thì đi với bà cụ hàng xóm cũng vui. Bà sẽ không bao giờ dám cằn nhằn ông vì những chuyện không đâu. Bà sẽ lịch sự hơn. Đi với bà hàng xóm, ông bảo, đừng sợ thiên hạ hiểu lầm, cũng đừng sợ chính bà ấy hiều lầm. Không hiểu lầm thì tốt. Hiểu lầm thì càng tốt hơn, vì làm cho bà ấy vui, làm bà nghĩ là còn sáng giá, còn có người ngưỡng mộ đến cái nhan sắc mùa thu của bà. Bà sẽ yêu đời hơn, sẽ ăn ngon, ngủ được, thế thì ông cũng đã làm được một điều thiện nho nhỏ. Ông nói, ông được nghe chuyện một bà cụ 88 tuổi, bà nói rằng, phải đi bộ, phải tập thể dục để chống lại bệnh hoạn. Mỗi ngày bà đi bộ hơn một giờ. Bà nói rằng: “Mình phải biết tự thương mình. Con cái có thương mình, chúng có thể cho tiền bạc, quà cáp, chứ không cho mình sức khỏe được. Mình phải tự lo lấy, để mà sống cho vui, sống cho có chất lượng.” Ông nói rằng, thể dục làm tăng tuổi thọ, chứ không làm giảm. Ngoại trừ ham tập, tập quá sức, thì lăn kềnh ra mà chết, mau lắm. Bơi lội là tốt nhất, vận động đủ các thứ bắp thịt. Nhưng tuổi già, thường sợ nước, sợ lạnh. Cái gì sợ thì không nên làm, hại cho sức khoẻ, hại thần kinh.

1 Bây giờ 8

Thêm

Previous Older Entries